Sự thật “ăn bún có béo không”? Cách giảm cân với bún hiệu quả

Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi “ăn bún có béo không” thì bài viết này chính là sổ tay kiến thức dành cho bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ăn bún khi giảm cân có béo không và bật mí cho bạn công thức nấu bún dành cho người đang giảm cân siêu ngon và dễ làm.

1. Khái quát về bún

Đã từ bao đời, nét ẩm thực truyền thống xưa của ông cha ta với cách làm bún tươi đầy sáng tạo độc đáo đã lưu truyền đến tận sau này. Cũng chẳng biết từ bao giờ, bún đã là món ăn được yêu mến trong khắp nẻo vùng miền và thậm chí qua chế biến cùng các nguyên liệu khác đã trở thành những đặc sản. Bạn biết rồi đó, bún chả Việt Nam tự hào ghi danh trên bản đồ ẩm thực nổi tiếng thế giới, cứ hễ đến Việt Nam thì du khách không thể không thưởng thức và mãi nhớ về hương vị này, chẳng nơi đâu có được.

Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu như bún cábún mọcbún chảbún thang, … bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơmphở.

Về cơ bản bún, mì sợibánh phởbánh đamiến hay hủ tiếu khô đều sử dụng tinh bột của ngũ cốc, chủ yếu là gạo tẻ, có quy trình làm bột và ra thành phẩm gần tương tự nhau.

2. Ăn bún có béo không?

Ăn bún có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay bởi bún là một trong những món ăn quen thuộc nhiều người ưa thích bên cạnh cơm trắng. Miến, bún, phở, mì, hủ tíu… là những món ăn tiện dụng, thường được dùng khi không có thời gian nấu nướng hoặc để thay đổi cho cơm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ăn bún có béo không nhé!

Bún chỉ là một trong các thành phần để tạo nên những món đặc sản nổi tiếng. Vì vậy, tùy vào món đó là bún gì, các thành phần đi kèm theo nó bao gồm những loại thực phẩm nào, tỷ lệ bao nhiêu, … để có thể biết lượng calo mà mỗi tô bún cung cấp cho một người, và như vậy mới có thể kết luận là ăn bún có mập không. Ví dụ như bún riêu có thành phần đặc trưng là cua đồng, nên ngoài việc cung cấp đạm còn giúp bổ sung canxi rất tốt. Hay bún chả thì dầu mỡ hơi nhiều so với các loại bún khác.

Trên thực tế, bún là một thực phẩm được chế biến từ gạo mà ra. Cũng giống như cơm, chỉ khác là bún được con người lấy gạo xay thành bột mà chế biến thành. Chính vì vậy, không thể nói, ăn bún có thể giảm cân được.

Tóm lại, một tô bữa ăn chế biến từ bún cung cấp năng lượng không nhiều hơn 400kcal. Một người bình thường cần khoảng 1,500- 2,500kcal cho một ngày, thay đổi tùy vào giới tính, thể trạng và mức độ nặng nhẹ của công việc. Như vậy có thể nói ăn bún không lo béo. Vấn đề quan trọng là sự cân bằng của các loại thực phẩm trong một tô bún. Vì vậy, hãy thoải mái trải nghiệm hương vị độc đáo của các loại bún khác nhau. Đừng quên hoa quả và đạm trong thực đơn mỗi ngày.

Ngoài ra, khi chế biến bún, người ta thường cho vào một số chất phụ gia, khiến cho bún còn có thể nhiều dưỡng chất hơn là khi chúng ta ăn cơm nguyên chất từ gạo.

3. Cách ăn bún để không bị béo

Nếu bạn đang trong thời gian giảm cân, bạn có thể ăn bún. Nhưng không nên ăn bún cho cả 3 bữa chính và ăn trong thời gian dài. Bởi nếu ăn như vậy, bạn sẽ cảm thấy ngán ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây hại cho hệ tiêu hóa và đặc biệt là bạn sẽ tăng cân một cách thần tốc.

Để có thể ăn bún khi giảm cân, bạn có thể thoải mái ăn các loại bún như bún chấm, bún đậu mắm tôm, bún chả… Tuy nhiên, không nên ăn quá bún có chứa nhiều chất béo.

Hiện nay ở một số cửa hàng bún, những bát bún được chế biến khá nhiều dầu mỡ. Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy lên nếu bạn lo sợ ăn bún có béo không thì nên chế biến bún ở nhà và hạn chế cho các gia vị dầu mỡ.

4. Cách chế biến bún ăn khi giảm cân

Bún là món ăn tiện dụng hàng ngày, thường được dùng khi không có thời gian nấu nướng hoặc để thay đổi cho cơm. Nhưng hiện nay, một số chị em lại biến các món trên trở thành thực đơn duy nhất trong ngày và dùng với mục đích giảm cân. Vậy hãy cùng xem các cách chế biến bún ăn khi giảm cân nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Bún tươi ( 0.5 kg )
+ Đậu ( 10 miếng )
+ Dứa ( nửa quả )
+ Cà chua ( 2 quả )
+ Nấm tuyết và nấm rơm (3 00 gram )
+ Măng chua (150 gram )
+ Hành lá.
+ Rau sống: xà lách, rau thơm, rau mùi.
+ Gia vị: muối, hạt nêm, sa tế, ớt và nước tương.

Cách chế biến:

+ Bước 1: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt rồi thái thành từng miếng. Cà chua rửa sạch, thái thành từng lát. Sả đập dập đầu. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Nấm rửa sạch, ngâm nước, xé thành các miếng vừa ăn. Măng ngâm nước sạch, xé nhỏ. Đậu cắt thành từng miếng hình chữ nhật hoặc hình vuông, rán vàng.

+ Bước 2: Cho 2 lít nước vào nồi rồi đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, cho sả vào. Sau đó cho muối, mì chính, bột mêm và đường vào.

Cho khoảng 2 lít nước lạnh vào nồi. Thái thơm (dứa), cà chua thành từng lát, sả đập dập cho vào nồi. Sau đó nêm muối, bột nêm chay, đường. Đun sôi rồi tắt bếp.

+ Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho ít đường để tạo màu. Sau đó cho ít sa tế, ớt đã thái nhỏ, sả băm nhỏ xào lên. Đảo đều, sau 3 phút thì cho các loại nấm vào xào chung. Cho măng chua rồi lại cho thêm các gia vị vào. Xào xong, tắt bếp, cho ra đĩa.

+ Bước 4: Cho bún ra bát, cho đậu, măng, nấm và nước dùng ở bước 2 và bước 3 vào. Bạn có thể ăn cùng với rau sống và ăn từ 2 đến 3 lần một tuần. Như vậy, bạn không chỉ có thể giảm cân nhanh chóng mà còn có thể ăn bún trong lúc giảm cân.

Dù là chọn cách ăn uống nào để giảm cân thì muốn đạt kết quả tốt bạn cũng không bỏ qua được việc tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe, độ deo dai và vóc dáng bền vững cho cơ thể. Vậy nên giảm cân bằng bún thì cũng cần kết hợp thể dục thể thao nhé. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.